CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HỢP THÀNH THỊNH
Địa chỉ: 406/55 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028. 38464855 – 38464802 - 38464806 | Fax: (8428) 38464877
Hotline: 0932.679.576 (Ms. Thư) - 0963.453.418 (Mr. Nam)
Email: [email protected] - Website: www.thegioicapmang.com
Tin thị trường
Tiêu chuẩn CE của cáp mạng Golden Link
Trên các sản phẩm điện - điện tử nói chung và dây cáp mạng nói riêng có xuất xứ từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, chúng ta thường nhìn thấy dấu tiêu chuẩn CE được in trên sản phẩm và/hoặc trên bao bì. Vậy dấu CE ấy là gì và nó có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng? Nó có liên quan gì đến nhà cung cấp, nhà chế tạo, người nhập khẩu…hay không?
Khái niệm tiêu chuẩn CE
Tiêu chuẩn CE (European Conformity - tiếng Pháp là Comformance de Europe) là nhãn hiệu bắt buộc đối với hàng hoá (theo quy định) và được coi như hộ chiếu thương mại để sản phẩm vào thị trường EU.
Tiêu chuẩn CE là biểu tượng để chứng tỏ sự cam kết của nhà chế tạo - sản xuất rằng sản phẩm của họ đáp ứng các yêu cầu của các luật định của hội đồng Châu Âu.Theo Luật định của cộng đồng Châu Âu hầu hết các sản phẩm điện-điện tử (trừ một số sản phẩm) đều phải mang dấu CE mới được lưu thông trên thị trường Châu Âu.
Ý nghĩa của dấu CE không phải là chất lượng sản phẩm mà chỉ là sản phẩm đáp ứng các yêu cầu thiết yếu (các yêu cầu tối thiểu) mà luật định của Châu Âu quy định. Các yêu cầu thiết yếu đó đối với sản phẩm điện-điện tử là các yêu cầu về an toàn và có thể là các yêu cầu về tương thích điện từ trường.
Thông thường các sản phẩm điện và điện tử phải chịu điều chỉnh bởi hai chỉ định (EC Directive): Chỉ định đối với thiết bị hạ áp (LVD Directive) và Chỉ định đối với tương thích điện từ trường (EMC Directive).
Quy trình cấp tiêu chuẩn CE cho sản phẩm:
Để tham khảo quy trình cấp tiêu chuẩn CE, chúng ta có thể truy cập trang web của Ủy ban châu Âu http://ec.europa.eu có phần hướng dẫn về những quy định này hoặc trang web của Bộ Thương mại Việt Nam cũng có những lời khuyên và thông tin bằng tiếng Việt tại địa chỉ www.mot.gov.vn
Doanh nghiệp muốn được cấp nhãn hiệu CE có thể thực hiện theo hai cách. Thứ nhất là nhà sản xuất Việt Nam cử một đại diện có thẩm quyền ở các nước thành viên EU, chịu trách nhiệm xin dấu CE cho doanh nghiệp. Thứ 2 là ủy quyền cho một cơ quan, công ty nước ngoài (có thể là nhà nhập khẩu) trực tiếp đứng ra xin dấu CE cho doanh nghiệp.
Đối với Thiết bị hạ áp (LVD) - Chỉ định số 73/23/EEC
Trách nhiệm của các bên có liên quan:
Nhà chế tạo chịu trách nhiệm toàn bộ các quá trình bao gồm lập hồ sơ kỹ thuật, thử nghiệm, tự công bố và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật 10 năm. Nhà chế tạo tự gắn dấu CCE lên sản phẩm và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trước pháp luật. Trong trường hợp nhà chế tạo không có năng lực đánh giá, thử nghiệm thì có quyền thuê các dịch vụ đó nhưng trách nhiệm vẫn thuộc về nhà chế tạo.
Trường hợp nhà chế tạo năm ngoài liên minh Châu Âu thì trách nhiệm cũng tương tự như nhà chế tạo nằm trong liên minh Châu Âu. Tuy nhiên trong chuỗi cung cấp rõ ràng phải qua khâu trung gian là người nhập khẩu hoặc văn phòng đại diện tại liên minh Châu Âu vì vậy người nhập cũng có những trách nhiệm nhất định như: có sẵn bản công bố phù hợp của nhà chế tạo; có sẵn hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm để khi cơ quan quản lý giám sát trên thị trường có yêu cầu.